Kinh nghiệm thành lập công ty xuất nhập khẩu 2022

Bạn muốn thành lập một doanh nghiệp để kinh doanh cho lĩnh vực xuất nhập khẩu, nhưng thủ tục quá rối rắm, không biết cần chuẩn bị hồ sơ, thông tin như thế nào,… Đây là điều mà rất nhiều người mới bắt đầu khởi nghiệp gặp phải. Nhưng bạn đừng quá lo lắng, trong bài viết này Kế Toán Ánh Dương sẽ chia sẻ tất cả kinh nghiệm và các bước để thành lập công ty xuất nhập khẩu một cách dễ dàng và nhanh chóng.

thành lập công ty xuất nhập khẩu

Table of Contents

Quy trình các bước thành lập công ty xuất nhập khẩu:

Bước 1: Chuẩn bị thông tin doanh nghiệp
Để đăng ký thành lập công ty xuất nhập khẩu, doanh nghiệp cần liệt kê rõ và đầy đủ các thông tin cần phải đăng ký:

  • Đặt tên cho công ty: Doanh nghiệp cần lưu ý các quy định pháp luật về việc đặt tên khi thành lập công ty xuất nhập khẩu như: Phải là tên riêng, chưa được doanh nghiệp khác sử dụng, từ ngữ sử dụng trong tên phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, cấu trúc tên đầy đủ (Tìm hiểu rõ hơn về Cách đặt tên cho doanh nghiệp).
  • Chọn loại hình công ty: Cần phải xác định rõ nhu cầu, quy mô dự kiến như thế nào để chọn ra được loại hình công ty phù hợp nhất với điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
  • Những loại hình phổ biến, được nhiều công ty sử dụng như: Công ty tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp hợp nhân,… (Đọc thêm: Các loại hình công ty)
  • Vốn điều lệ: Doanh nghiệp khi đăng ký thành lập công ty cần thực hiện kê khai và đăng ký vốn điều lệ phù hợp với khả năng hoạt động của công ty. Lưu ý một điều là nếu như công ty của bạn kinh doanh một trong những ngành nghề có yêu cầu vồn pháp định thì vốn điều lệ tối thiểu của công ty đó phải ngang bằng với vốn pháp định. (Xem thêm: Vốn điều lệ là gì?)
  • Ngành nghề kinh doanh: Lĩnh vực xuất nhập khẩu bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau như: xuất nhập khẩu hàng hóa, nông, thủy hải sản hoặc là xuất khẩu lao động. Mỗi một ngành nghề sẽ có những yêu cầu, điều kiện khác nhau vậy nên doanh nghiệp cần lưu ý tuân thủ trước khi đăng ký. (Chi tiết: Quy định về ngành về kinh doanh không yêu cầu điều kiện).
  • Địa chỉ công ty: Địa chỉ khi đăng ký cần chính xác, rõ ràng và đúng yêu cầu pháp luật. Khi thuê văn phòng hoặc đất để đăng ký trụ sợ chính cần phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp lệ (Xem thêm: Cách đặt địa chỉ công ty).
  • Người đại diện: Mọi doanh nghiệp khi đăng ký cần có người đại diện pháp luật cho công ty phù hợp. Người này có thể là tổng giám đốc, chủ tịch, giám đốc hoặc một người bên ngoài được thuê để làm người đại diện. (Xem thêm: Quy định về người đại diện pháp lý)

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập công ty xuất nhập khẩu
Tiến trình quan trọng khi mở một doanh nghiệp chính là làm hồ sơ để đăng ký công ty. Như vậy, công ty mới có thể hoạt động hợp pháp theo quy định pháp luật. Hồ sơ gồm:
Một bước quan trọng khi làm thủ tục thành lập công ty là làm hồ sơ đăng ký. Các hồ sơ này là cơ sở để cơ quan chức năng xác định và cho phép thành lập công ty xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật. Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy phép thành lập công ty hoặc giấy đề nghị phòng đăng ký kinh doanh cấp giấy phép đăng ký kinh doanh lĩnh vực xuất nhập khẩu.
  • Danh sách thông tin của những cổ đông và thành viên tham gia thành lập công ty.
  • Văn bản về điều lệ công ty xuất, nhập khẩu.
  • Hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước bản sao có công chứng kèm theo giấy phép đăng ký công ty (nếu đó là tổ chức mở công ty).
  • Giấy ủy quyền cho Kế toán Ánh Dương nếu chủ doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc không thể trực tiếp thực hiện và nộp hồ sơ.
  • Hồ sơ nộp cho Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư để được cấp giấy phép trong vòng 3 – 6 ngày.

Bước 3: Tiến hành công bố thông tin công ty
Sau khi được cấp giấy phép đăng ký công ty, doanh nghiệp cần:

  • Công bố về việc đăng ký thông tin công ty lên cổng thông tin điện tử quốc gia trong vòng tối đa 30 ngày, nếu không muốn bị xử phạt từ 1 triệu đến 2 triệu đồng.
  • Khắc dấu tròn doanh nghiệp hợp lệ và báo mẫu dẫu công khai.
  • Tiến hành treo biển hiệu của công ty.
  • Làm tài khoản ngân hàng giao dịch để báo số tài khoản lên cho Sở Kế Hoạch & Đầu Tư.
  • Kê khai và đóng thuế đầy đủ.

Bước 4: Hoàn thành điều kiện và xin giấy phép xuất, nhập khẩu theo quy định.
Tùy vào ngành nghề hay sản phẩm mà doanh nghiệp tiến hành xuất, nhập khẩu mà công ty cần đáp ứng những yêu cầu riêng. Lúc đó, doanh nghiệp hãy hoàn thành các điều kiện cơ bản và làm thủ tục xin giấy phép đủ điều kiện thực hiện xuất nhập khẩu theo đúng quy định.
>>> Liên hệ đến Kế Toán Ánh Dương để được tư vấn chi tiết!

Một số kinh nghiệm hữu ích khi thành lập doanh nghiệp

Bên cạnh kinh nghiệm thành lập công ty xuất, nhập khẩu trên, doanh nghiệp cũng có thể tham khảo thêm một số kinh nghiệm hữu ích sau khi mở công ty xuất nhập khẩu như:

  • Kinh nghiệm về việc góp vốn: Nếu doanh nghiệp có chủ đầu tư góp vốn thì thời hạn góp vốn tối đa là 90 ngày kể từ ngày có giấy phép đăng ký kinh doanh:
  • Kinh nghiệm về các loại thuế phải đóng: Đối với công ty xuất nhập khẩu, bên cạnh các loại thuế như thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp thì còn phải đóng thêm thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu.
  • Kinh nghiệm đóng thuế bằng chữ ký số: Để thuận tiện hơn cho việc đóng thuế, doanh nghiệp có thể đăng ký mua chữ ký số điện tử để thực hiện đóng thuế online. (xem thêm: Chữ ký số là gì?)

 

Hy vọng rằng những kinh nghiệm thành lập công ty xuất nhập khẩu được nêu ở trên sẽ có ích cho việc thành lập công ty xuất nhập khẩu của bạn. Nếu còn bất kì vướng mắc nào cần giải đáp hoặc hỗ trợ trong lĩnh vực thành lập công ty giá rẻ quận Tân Bình hãy liên hệ với Kế Toán Ánh Dương để được hỗ trợ.

0933.623.057