Cách đặt tên cho công ty, doanh nghiệp HAY và Ý NGHĨA

Cách đặt tên công ty hay và ý nghĩa? Đặt tên thương hiệu cho công ty hay doanh nghiệp là bước đệm quan trọng giúp khẳng định tên tuổi cũng như tinh thần của người sáng lập. Quyết định thành lập doanh nghiệp chứa bao hoài bão mà bấy lâu nay bạn ấp ủ, nung nấu. Và cũng từ đây đánh dấu bước chuyển mình quan trọng trong sự nghiệp thương nhân của bạn. Vậy làm thế nào để đặt tên Công ty hay và ý nghĩa cũng như đặt tên Công ty không bị trùng

Bước chạm mặt đầu tiên, khi bắt đầu có mặt trên thị trường với hàng ngàn những công ty tên tuổi; Làm sao để đặt tên doanh nghiệp không bị trùng hay cách đặt tên Công ty hay phải như nào? Bạn đã tìm kiếm chị Google nhiều ngày trời ra rồi mà vẫn chưa ra được ý tưởng và bạn ngày một thấy nó rối hơn, khó hơn. Giống như điều bạn băn khoăn, mình cũng đã từng nếm trải cảm giác này rồi.

Vậy nên đọc bài viết này, bạn sẽ có thừa sự tự tin trên “hành trình đi tìm tên công ty cho riêng mình” và chia sẻ những kinh nghiệm này của mình cũng hy vọng giúp quý công ty có thêm nhiều nguồn cảm hứng mới mẻ, sáng tạo hơn.

Tầm quan trọng của tên công ty

Nội dung

Đặt tên công ty hay và ý nghĩa là bước đầu tiên trong quy trình thành lập công ty

Tên công ty không thuần tuý chỉ là mẫu tên xuất hiện trên các văn bản pháp lý mà còn là cái chất riêng, gây ấn tượng cho người dùng, thể hiện được tầm nhìn kinh doanh hoặc thông điệp mà bạn muốn truyền tải, tạo nên thành công cho doanh nghiệp. Ngoài ra, cách đặt tên công ty theo tuổi dễ nhớ, gây ấn tượng cũng giúp cho công việc marketing sau này dễ dàng hơn nhiều, tăng tính cạnh tranh so với đối thủ. Bởi vậy, hãy thận trọng, phân tích ngọn ngành, chu đáo khi chọn lựa đăng ký tên doanh nghiệp hay đăng ký tên công ty của mình.

Đặt tên công ty tiếng Việt bao gồm mấy thành tố?

– Đó là hai thành tố lần lượt như sau:

+ Thứ nhất: Quy định đặt tên Công ty theo ngành, nghề kinh doanh. Ví dụ như “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty cổ phần”; hay là “công ty hợp danh”; và cuối cùng là loại hình “doanh nghiệp tư nhân”; phần này là bắt buộc theo quy định nhà nước và bạn không thể thay đổi nó. Chỉ khác là bạn có thêm ngành nghề của mình phía sau phần đó mà thôi.

+ Thứ hai: Đó chính là Tên riêng. Đây mới là nơi để bạn thể hiện chất của mình đúng như tên gọi “riêng”, nó bao gồm các kí tự, dấu câu tiếng Việt, tiếng Anh, số,… trừ các kí tự đặc biệt. Cách đặt tên doanh nghiệp theo tên riêng không bắt buộc có nghĩa theo tiếng Việt, mà tên chỉ cần có các chữ loại được liệt kê trong bảng chữ mẫu tiếng Việt là được.

Ví dụ như : Công ty TNHH Kế toán (thành tố thứ nhất)  Thiên Hoa (thành tố thứ hai).

Hoặc như: Công ty Cổ Phần xây dựng (thành tố thứ nhất) Hồng Phát (thành tố thứ hai).

Những quy định đặt tên công ty theo đúng pháp luật

Ngoài quy định về đặt tên doanh nghiệp như trên thì ngoài ra:

Tên doanh nghiệp của bạn bắt buộc phải được viết hoặc gắn bảng tại trụ sở chính, các cơ sở, chi nhánh, hoặc văn phòng đại diện hợp pháp. Tên công ty phải có mặt hoặc viết trên các giấy tờ, hồ sơ giao dịch, văn bản và ấn phẩm do doanh nghiệp bạn phát hành.

Nếu bạn không tuân thủ những nguyên tắc trên thì Sở Kế hoạch và đầu tư hoặc các cơ quan đăng kí kinh doanh sẽ từ chối tên dự kiến đăng ký của bạn.

Ba điều cấm trong đặt tên công ty

Khi đặt tên bạn cần lưu ý những điều sau bị cấm:

– Đặt tên trùng khớp với tên doanh nghiệp đã đăng kí trước đó rồi, trừ những trường hợp công ty đó đã giải thể hoặc phá sản được pháp luật công nhận.

– Đưa những tên của cơ quan nhà nước, quân đội, chính trị,… nói chung là của chính quyền vào một bộ phận hoặc toàn bộ tên công ty bạn, trừ trường hợp được tổ chức đó đồng ý, có văn bản chứng minh.

– Sử dụng ký tự, từ vựng vi phạm truyền thống lịch sử, xúc phạm đến văn hóa, xã hội, mê tín dị đoan và vi phạm đến thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Cách đặt tên công ty viết tắt

Tên viết tắt của Công ty  được viết bằng những chữ cái đầu hoặc tên viết bằng tiếng Anh.

Ví dụ: Tên tiếng Việt của doanh nghiệp: Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Sài Gòn => Tên viết tắt của doanh nghiệp có thể đặt: Cty TNHH TMDV SG

Ví dụ: Tên tiếng nước ngoài của Công ty: Hong Ha Airport Express Company Limited => Tên công ty viết tắt có thể được đặt: Hong Ha AECL

Tên trùng và tên gây nhầm lẫn

Đặt tên doanh nghiệp bị trùng là khi tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của một doanh nghiệp khác đã đăng ký.

Các trường hợp tên doanh nghiệp gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:

  • Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đăng ký mới được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Tên viết tắt của doanh nghiệp mới đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó; 
  • Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Tên riêng của doanh nghiệp chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi chữ số tự nhiên, số thứ tự hoặc 24 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái khác như  F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp;
  • Tên riêng của doanh nghiệp mới chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu đặc biệt: “&”, “.”, “+”, “-”, “_”;
  • Tên riêng của doanh nghiệp mới chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hay “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Tên riêng của doanh nghiệp mới chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.

Lưu ý khi vừa đặt xong tên công ty:

  • Không nên đặt tên doanh nghiệp quá hài hước hoặc là chợ búa.
  • Có thể chỉ mang tính chộp giật, nổi như cồn ngay sau khi thành lập nhưng sau đó là cả một hệ lụy. Nếu như bạn đặt tên không nghiêm túc, đối tác sẽ coi thường vì thế không thể lâu dài với những tên như vậy được.
  • Đặt tên thương hiệu phải có tên miền cho riêng mình. Hiện nay, bất kỳ 1 đơn vị, 1 nhãn hàng nào đều cần có Internet hỗ trợ để nhiều người tiếp cận hơn, biết đến mình hơn nhờ chị Google. Chính vì lẽ ấy, khi một ý tưởng đặt tên công ty, đặt tên thương hiệu, xây dựng thương hiệu nhất quyết bạn phải kiểm 2 mục sau:
    • Xem có đơn vị nào cùng tên chưa
    • Xem tên miền .vn và .com.vn có người mua chưa, nếu chưa có bạn nên mua bởi đó là 2 tên miền quốc dân, phổ biến nhất tại Việt Nam.

Vì vậy mà khi đặt tên xong bạn nên kiểm tra ngay tên miền đi kèm, bởi nếu có người mua tên miền trước rồi thì sẽ bị trùng và bạn phải mua tên miền đuôi khác nhưng giá trị sẽ bị phai nhòa đi phần nào.

Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói giá rẻ

Ý tưởng đặt tên công ty hay và ý nghĩa

Theo tên chủ doanh nghiệp

Tên công ty với tên của người chủ sẽ nâng tầm doanh nghiệp, tạo dựng tiếng tăm tốt hơn nhất là đối với những công ty tại địa phương nơi chủ doanh nghiệp đang sinh sống.

Tên công ty với tính chất tư nhân sẽ làm nổi bật được vai trò của chủ doanh nghiệp trong tổ chức, và cách đặt tên công ty đó có thể kể tới ví dụ như :

  • Ghép tên của hai vợ chồng
  • Lấy tên của con
  • Kết hợp tên mình với sản phẩm, dịch vụ kinh doanh
  • Lấy tên hai anh em, chị em,…

Ưu điểm của tên doanh nghiệp theo tên chủ:

  • Dễ đặt tên, công cần suy nghĩ nhiều, danh thời gian cho những công việc khác
  • Khả năng trùng tên thấp khi cộng gộp với ngành nghề.
  • Phổ biến hơn tại địa phương vì nhiều người đã biết tới bạn rồi.

Nhược điểm: Khó phát triển theo mô hình Công ty cổ phần vì người ta sẽ ngại trong vấn đề thương hiệu.

Ví dụ về cách đặt tên công ty theo tên chủ:

  • Công ty TNHH Kế toán Minh Anh
  • Công ty Cổ Phần dược Hà Nam

Đây chính là ý tưởng đặt tên được đặt theo đa số người Việt Nam chúng ta đã đặt nên bạn hoàn toàn có thể áp dụng theo truyền thống này

Đặt tên theo ngành nghề kinh doanh

Trường hợp “đặt tên theo ngành nghề kinh doanh” cũng khá phổ biến và chắc chắn ý tưởng này đôi khi cũng từng xuất hiện trong đầu bạn. Thí dụ như:

  • Công Ty TNHH Kế toán Đồng Nai
  • Công ty Cổ Phần Du lịch Hoàng Tiến

Điểm nổi bật của nó:

  • Nổi bật dịch vụ của bạn ngay từ cái nhìn đầu tiên trong mắt khách hàng
  • Dễ quảng cáo, marketing và lên top google hơn, tiết kiệm chi phí PR thương hiệu hơn mà không cần giới thiệu quá nhiều.
  • Dễ kêu gọi vốn hơn cách đặt tên cá nhân.

Nhược điểm:

  • Khó đặt tên, mua tên miền vì rất nhiều những doanh nghiệp khác đã lấy rồi.
  • Khó phát triển thêm ngành nghề kinh doanh ăn theo khác.

Đặt tên đơn giản, dễ nhớ – Với ngụ ý tốt đẹp và âm thanh hài hoà

Để giảm thiểu cảm giác phức tạp hay kỳ quặc, dị hợm mà cũng đơn giản cho việc thiết kế, in ấn tên doanh nghiệp bằng tiếng Việt. Nên sử dụng những cách đặt tên đơn giản, dễ nhớ, ngụ ý tốt đẹp, hài hòa, mang tính cộng đồng nhiều hơn sẽ dễ đi vào lòng người hơn. Khi tên công ty dài quá thì nên dùng tên viết tắt. Lúc đọc lên mọi người sẽ có cảm giác tốt. Ví dụ: Trường Hải, VinGroup, Vinataba,…Hay những âm thanh kết hợp với nhau tạo ấn tượng, thư thái, ví dụ: Bách Hóa Xanh, BigC,…

Tạo hình ảnh truyền thông cho công ty

Để đặt tên công ty theo cách này người ta thường đặt theo địa danh: Công ty thuốc lá Thăng Long, Sài Gòn Coop,…

Hoặc những từ ngữ, phú quý, cát tường, phát, lộc,…: Gỗ Phát Lộc, Vàng bạc Cát Tường,…hoặc những từ ngữ trường tồn, truyền thống tốt đẹp như: Hưng Thịnh, Thành Đạt,…

Tạo ra ấn tượng dễ chịu

Đương nhiên rồi, khi đặt tên doanh nghiệp nên tạo cảm giác dễ chịu khiến người đọc hay người nghe cũng cảm thấy muốn tìm hiểu hoặc làm ăn với Công ty của bạn. Một Công ty mà đọc cái tên thôi đã mang lại sự khó chịu cho đối tác thì bạn có nghĩ việc phát triển có thể đi lên được không? 

Khêu gợi sự tò mò

Tính tò mò luôn có sẵn trong mỗi con người, sẽ kích thích người ta tìm hiểu về công ty bạn nhiều hơn. Ví dụ như : nhà xuất bản Quả cam tím, nghe thôi đã muốn đọc sách rồi đúng không các bạn, vì thường cam thì xanh hoặc vàng chứ sao lại có cam màu tím,…

Hướng tới thị hiếu của các khách hàng

Cái này hơi sâu một chút, đó là bạn phải tìm hướng đối tượng kinh doanh của mình để đặt tên theo hơi khuynh hướng đó: Khách hàng trẻ không nên đặt những tên già và ngược lại.

Đặt tên công ty hài hước

Như đã nói ở trên, tên hài hước rất ít người đặt, và dễ đi tới phá sản hoặc ngừng sử dụng bởi vậy bạn nên tránh đặt tên công ty theo cách này nha.

Tên không có ý nghĩa

Mục này thì lại giống với tên hài hước ở trên, cũng giống như con người mỗi cái tên cha mẹ đặt cho ta đều phải có một ý nghĩa nào đó. Nếu tên vô nghĩa thì tốt nhất không nên đặt.

Đặt tên theo chữ cái hoặc chữ số

Đa số cách đặt tên công ty này chỉ áp dụng cho tên viết tắt, còn con số thì tùy phong thủy của mỗi người. Cảm thấy hợp với số nào thì lấy số đó, nhưng tránh nhiều số quá nha bạn, đẹp nhất là 2,3 hoặc cùng lắm là 4 số thôi nhá, ví dụ như vàng 9999,  nghe thôi đã thấy giàu rồi. 

Đặt tên công ty để truyền cảm hứng

Nguồn cảm hứng là vô cùng quan trọng để chúng ta sống và làm việc mỗi ngày, tên công ty đọc lên mà thấy hứng thú thì mọi hợp đồng, ký kết sẽ dễ dàng hơn nhiều phải không ạ?

Lấy cảm hứng từ các vì sao

Những vị tinh tú trên trời không chỉ thể hiện tầm cao, ý chí vươn cao, vươn xa mà đọc lên chúng ta cũng thấy hứng khởi hơn. ví dụ: Sao Kim, Mộc Tinh, Thiên Hà,…

Lấy cảm hứng từ các vị Thần – Thánh

Những vị thần – thánh luôn sinh ra để giúp đỡ con người, làm những việc thiện nên mới được phong thần như vậy. Cách đặt tên công ty này cũng khá ít nhưng không phải là không có.

Lấy cảm hứng từ 1 loài hoa

Hoa thể hiện cho phái đẹp nên đối với các công ty kinh doanh lĩnh vực làm đẹp thì nên sử dụng tên có một loài hoa là sự lựa chọn tuyệt vời hơn cả.

Không chỉ vậy, đơn giản là chúng ta có một tâm hồn đẹp hơn, yêu đời hơn khi nhắc đến hoa. Ví dụ: Anh Đào, Hướng Dương,..

Lấy cảm hứng từ 1 loài động vật

Tương tự như hoa thì động vật đối với những công ty về thú ý, bảo vệ động vật,…. Vd: Ong vàng, Sóc nâu,…

Có thể bạn quan tâm: Thành lập công ty có cần bằng cấp, chứng chỉ hành nghề không?

Nguyên tắc tra cứu tên Công ty: Bao gồm 2 nguyên tắc cần nắm

Thứ  nhất: Khi tra cứu tên công ty chỉ nhập phần tên riêng, không nhập phần loại hình doanh nghiệp.

Thứ  hai: Tên riêng của công ty mà bạn dự tính đặt nếu gắn kèm với một trong các chữ “miền Đông, miền Nam, miền Tây, miền Trung, miền Bắc, Tân” ; hoặc từ có ý nghĩa tương tự như: Mới, Đông, Tây, Bắc, Trung, Nam, thì khi tra cứu phải bỏ những từ này đi để xác định được tên đúng nhất của doanh nghiệp mình.

Hướng dẫn tra cứu tên doanh nghiệp đơn giản nhất trên website hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia

Click vào tra cứu tên công ty, nhập tên và tìm kiếm. Nếu không thấy tên công ty bạn nhớ áp dụng 2 quy tắc tìm kiếm tên ở trên nha. Khi không có doanh nghiệp nào trùng với tên của mình định đặt thì bạn có thể đặt theo tên đã tìm kiếm.

Ví dụ tra cứu tên công ty - Cách đặt tên công ty HAY & Ý NGHĨA
Ví dụ: Tra cứu tên Công ty: “Công ty Cổ Phần Tư Vấn Phát Triển HAGF” – Chỉ nhập phần tên riêng: “Tư vấn phát triển HAGF”.

Ví dụ tra cứu tên công ty - Cách đặt tên công ty HAY & Ý NGHĨA
Ví dụ: Tra cứu tên Công ty: “Công ty TNHH Tân Hoàng Gia Phát Đại Dương” – Theo nguyên tắc 2 sẽ bỏ chữ Tân ra, chỉ nhập: “Hoàng Gia Phát Đại Dương”.

Bạn đã có gợi ý cho cái tên doanh nghiệp của mình. Kế toán Ánh Dương sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp của bạn từ khi sơ khai, đến báo cáo thuế, dịch vụ kế toán trọn gói. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi hôm nay.

0933.623.057