Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài và nhiều loại thuế khác luôn là chủ đề khiến các doanh nghiệp đau đầu. Chúng ta đã mất rất nhiều thời gian và công sức để giải quyết các vấn đề về thuế khóa. Nếu doanh nghiệp của bạn đang gặp tình trạng này thì hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về các loại thuế cũng như phương pháp giải quyết chúng nhanh chóng.
Thuế là gì và mục đích của thuế
Nội dung
Đầu tiên ta cần phải tìm hiểu được thuế là gì. Hiện tại có rất nhiều khái niệm phức tạp nhưng bạn có thể hiểu đơn giản thuế là khoản phí bắt buộc mà cá nhân và tổ chức phải nộp cho nhà nước. Số tiền này không phải ngẫu nhiên mà đặt ra mà nó dựa trên văn bản pháp luật đã ban hành để quy định. Vì là khoản phí nghĩa vụ bắt buộc phải nộp nên nó không mang tính đối giá hay hoàn trả cho người nộp. Các khoản phí của đối tượng sẽ khác nhau bởi tính chất riêng của tường đối tượng nhưng đều tuân theo quy luật chung của văn bản pháp luật ban hành.
Các cá nhân khi chính thức làm việc cho một đơn vị nào đó thì sẽ có mã số thuế riêng của mình. Còn công ty doanh nghiệp có mã số thuế riêng khi hoàn thành đăng ký giấy phép hoạt động. Vậy các loại thuế thu nhập cá nhân hay thuế thu nhập doanh nghiệp được sinh ra nhằm mục đích gì. Nhà nước sẽ sử dụng chúng như thế nào thì dưới đây là một số mục đích khi thuế. được ban hành.
- Thuế được xem là khoản phí cần thiết dùng để duy trì hoạt động của toàn bộ bộ máy cơ quan nhà nước từ đó hoàn thành tốt việc ổn định xã hội, phát triển xã hội. Nhờ đó tạo ra được môi trường cho cá nhân và tổ chức làm việc, hoạt động tốt hơn.
- Các loại thuế bình thường sẽ được dùng làm ngân sách cho nhà nước bên cạnh đó là điều tiết được nguồn thu nhập của xã hội.
- Các loại thuế đặc biệt được đặc ra để đánh vào các ngành hàng đặc biệt với mục đích khống chế và điều tiết chúng. Trong đó phải kể đến thuốc lá, rượu bia, ô tô nhập khẩu,… Chúng đều là những ngành hàng được đánh thuế đặc biệt.
Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp và khai báo
Đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam thì có 4 loại thuế quan trọng mà bạn cần phải quan tâm là thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Và dưới đây là chi tiết về 4 loại thuế này.
1. Thuế môn bài
Vào ngày 01/01/2017, thuế môn bài có tên gọi chính thức khác là lệ phí môn bài. Nó chỉ khoản phí bắt buộc mà các doanh nghiệp phải đóng cho nhà nước hàng năm. Những đối tượng bắt buộc phải nộp loại thuế này được quy định rõ ràng tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP và những đối tượng được miễn nộp khoản lệ phí này được quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP.
Những doanh nghiệp khác nhau sẽ có mức lệ phí khác nhau. Việc này sẽ được quy định dựa vào thời điểm bạn đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp và mức thu nhập của công ty. Số tiền này sẽ nộp theo năm và chúng dao động từ 300.000 đồng đến 3.000.000 đồng cho một năm tùy đối tượng. Từ khi đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ bắt đầu nộp giấy tờ để khai báo thuế môn bài.
2. Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng hay được viết tắt là thuế GTGT hoặc VAT và nó còn có tên gọi khác là thuế bán hàng. Ta cá thể hiểu thuế GTGT này là khoản chênh lệch giữa VAT bán ra và VAT mua vào. Khoản phí này các doanh nghiệp có thể tự tính toán cho riêng mình bằng các phương pháp kê khai thuế GTGT. Ta có 2 cách tính phổ biến hiện nay là phương pháp trực tiếp và phương pháp khấu trừ.
Khi sử dụng phương pháp khấu trừ ta sẽ quan sát hai giá trị thuế GTGT đầu ra và thuế GTGT đầu vào và có hai trường hợp xảy ra:
- Nếu giá trị thuế GTGT đầu ra lớn hơn thuế GTGT đầu vào thì lúc này công ty sẽ nộp cho nhà nước khoản chênh lệch.
- Trong trường hợp ngược lại là đầu ra nhỏ hơn đầu vào thì thuế sẽ được khấu trừ hết tức doanh nghiệp không cần phải nộp.
- Ví dụ: công ty A mua vào sản phẩm là 2.200.000 đồng với thuế sản phẩm là 200.000 đồng và bán ra với giá là 3.300.000 đồng với thuế là 300.000 đồng. Vậy số tiền chênh lệch sẽ là 300.000 – 200.000 = 100.000 đồng, đây là số tiền công ty A phải nộp cho nhà nước.
Khi sử dụng phương pháp trực tiếp để tính thuế GTGT có hai cách tính là dựa vào doanh thu hoặc dựa trên giá trị gia tăng. Thuế giá trị gia tăng sẽ được tính bằng doanh thu nhân cho thuế suất thuế GTGT. Thuế suất sẽ được quy định dựa trên quy định pháp luật như các ngành bán hàng sẽ là 1% còn ngành dịch vụ là 5%. Ví dụ một công ty bán chiến tủ 9.000.000 đồng thì thuế sẽ tính là 1% với số tiền chính xác là 90.000 đồng. Một công ty bán tour du lịch với giá 9.000.000 đồng thì thuế là 5% với số tiền chính xác là 450.000 đồng.
Cách tính thuế dựa trên GTGT sẽ được tính cho các ngành buôn bán vàng bạc, đá quý. Khí đó thuế GTGT sẽ được tính bằng 10% giá trị tăng thêm. Ví dụ một công ty bán vàng mua vào sản phẩm với giá 4.000.000 đồng và bán ra với giá trị 5.000.000 đồng. Ta có tiền chênh lệch là 1.000.000 đồng và thuế là 10% tức 100.000 đồng.
3. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp hay được viết tắt thường xuyên là thuế TNDN. Đây là loại thuế được tính dựa trên khoản lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi đã trừ hết các khoản phí tổn hợp lý. Các cá nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất, dịch vụ có thu nhập, kinh doanh hàng hóa đều là đối tượng phải đóng. Và cách tính rất đơn giản bằng cách lấy giá tính thuế TNDN nhân giá thuế suất và thường là 20%. Ví dụ một công ty du lịch có doanh thu là 100.000.000 đồng trong đó 70.000.000 đồng là vốn sản phẩm, 5.000.000 là phí bán hàng và 3.000.000 là phí quản lý. Vậy trừ tất cả các khoản phí ra, ta có tiền lời là 22.000.000 đồng. Với thuế suất 20% thì thuế thu nhập mà doanh nghiệp này phải đóng là 4,400,000 đồng.
4. Thuế thu nhập cá nhân
Đây là thuế đóng dựa trên thu nhập của cá nhân nhưng doanh nghiệp phải quan tâm vì thương doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm đóng khoản phí này thay cho nhân viên của mình. Thuế thu nhập cá nhân thường được tính theo tháng, theo quý và được kê khai theo năm. Thu nhập tính thuế sẽ dùng thu nhập chịu thuế trừ cho các khoản phí giảm theo quy định như tiền phụ cấp, đăng ký 1 người phụ thuộc, giảm trừ bản thân,… Sau đó dùng số tiền còn lại nhân cho thuế suất sẽ ra thuế thu nhập cá nhân mà một người phải đóng. Ví dụ, bạn có thu nhập là 10.000.000 đồng, trong đó phụ cấp xăng xe là 500.000 đồng, giảm trừ bản thân là 5.000.000 đồng. Số tiền tính thuế là 4.500.000 đồng nhân với thuế suất là 5% thì thuế thu nhập cá nhân là 225.000 đồng.
Những cách giải quyết vấn đề thuế nhanh chóng
Các ký khai báo thuế hàng năm tốn rất nhiều công sức do đó điều cần thiết là bạn phải tuyển chọn đội ngũ kế toán có kinh nghiệm. Họ sẽ giải quyết tốt các tình huống doanh nghiệp gặp phải một các chuyên nghiệp. Do đó, giai đoạn tuyển chọn rất quan trọng.
Các bảng thống kế, khai báo nên được thực hiện theo từng ngày từng tháng, không để ùn ứ dễ gây ra tình trạng hỗn loạn. Những việc nhỏ này được giải quyết tốt theo từng ngày sẽ giúp làm việc khai báo theo kỳ nhẹ nhàng hơn. Đồng thời, nó còn giúp kế toán quản lý tốt các khoản chi phí đầu ra đầu vào.
Và phương pháp nhẹ nhàng, nhanh chóng nhất dành cho các đơn vị công ty không có bộ phận kế toán hay có khối lượng việc làm quá lớn là dịch vụ khai báo thuế. Một trong những địa chỉ hỗ trợ khai báo thuế an toàn, chính xác, uy tín nhất hiện nay có thể kể đến là kế toán Ánh Dương.
Đây là đơn vị được thành lập dựa trên nhu cầu giải quyết các vấn đề thủ tục về thuế khóa cho khách hàng dựa trên những ưu điểm sau:
- Kế toán Ánh Dương hoạt động với tác phong chuyên nghiệp, thái độ hợp tác hỗ trợ những điều tốt nhất cho đối tác của mình. Nên đến này đã có rất đơn vị khách hàng thân thiết cùng hàng loạt dự án lớn nhỏ khác nhau.
- Hoạt động trong lĩnh vực này trên 10 năm, Ánh Dương tự tin rằng có thể hỗ trợ khai báo thuế cùng các vấn đề liên quan như hồ sơ thủ tục. Nhờ bề dày kinh nghiệm nên công ty chắc chắn sẽ đem lại dịch vụ hiệu quả, nhanh chóng và hoàn toàn chất lượng.
- Kế toán Ánh Dương có đội ngũ nhân viên nắm giữ chuyên môn cao, am hiểu các lĩnh vực liên quan đến thuế. Bên cạnh đó, họ còn được công ty đào tạo để phục vụ khách hàng với thái độ tích cực, tư vấn tận tình để giải quyết các vấn đề một cách tốt nhất.
- Ánh Dương cung cấp dịch vụ khai báo thuê an toàn, chính xác và đặc biệt là chính xác bảo mật hoàn toàn thông tin của khách hàng. Có thể nói đây là nhu cầu tối thiểu mà mọi doanh nghiệp luôn mong muốn và bạn có thể an tâm 100% khi hợp tác với công ty.
- Đơn vị này luôn hoạt động với tiêu chí cũng đồng hàng, cùng phát triển với khách hàng. Do đó, nhu cầu và lợi ích của khách hàng sẽ được đặt lên cao trên cơ sở quy tắc hợp tác song phương đôi bên cùng có lợi. Nên Ánh Dương chính là đối tác tiềm năng và lâu dài cho vấn đề thuế của bản.
Vấn đề khai báo thuế cùng các thủ tục liên quan sẽ không còn là vấn đề lớn nếu bạn nắm bắt được thông tin về nó. Bên cạnh đó việc lựa chọn đơn vị hỗ trợ khai báo thuế cũng là phương án tốt và nhanh chóng. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ uy tín, chất lượng cao thì đừng bỏ qua kế toán Ánh Dương. Đơn vị sẽ đảm bảo các thủ tục khai báo thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân hay thuế môn bài đều được giải quyết theo mong muốn của khách hàng.
CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP:
Hiện nay, tại Việt Nam có khá nhiều các loại thuế chia thành thuế trực thu và thuế gián thu. Tùy vào ngành nghề kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ có nghĩa vụ với từng loại thuế khác nhau. Tuy nhiên, có 4 loại thuế cơ bản mà dù doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực nào cũng cần phải nộp sau khi thành lập doanh nghiệp là: lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng (VAT) , thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN).
Để tính thuế GTGT, đầu tiên doanh nghiệp cần xác định phương pháp kê khai là khấu trừ hay trực tiếp, công thức tính thuế GTGT cụ thể:
- Theo phương pháp khấu trừ: Thuế GTGT = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào
- Theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu: Thuế GTGT = Giá trị hàng hóa bán ra x Thuế suất thuế GTGT
- Theo phương pháp trực tiếp trên GTGT: Thuế GTGT = 10% của giá trị tăng thêm
– Hiện tại nhà nước không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế đều phải có trách nhiệm khai:
+ quyết toán thuế.
+ quyết toán thuế thay cho cá nhân có uỷ quyền.
– Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp không phát sinh trả thu nhập từ tiền lương, tiền công trong năm thì không phải khai quyết toán thuế TNCN
– Căn cứ thông tư 151/2014/TT- BTC: Doanh nghiệp mới thành lập khai thuế GTGT theo quý. Hết 4 quý, doanh nghiệp dựa vào doanh thu của năm trước để xác định kỳ kê khai theo tháng hay theo quý cho năm tính thuế tiếp theo.
– Căn cứ theo thông tư 219/2013/TT-BTC điều 4: Thì hoạt động về dạy học, dạy nghề thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT bao gồm:
Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả việc dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, thể dục, thể thao, nhạc, kịch, xiếc; nuôi dạy trẻ và dạy các ngành nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.
Trường hợp các cơ sở dạy học các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông có thu tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu khác dưới hình thức thu hộ, chi hộ thì tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu hộ, chi hộ này cũng thuộc đối tượng không chịu thuế.
– Vì hoạt động giáo dục là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nên các doanh nghiệp trước khi đi vào hoạt động kinh doanh phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật hiện tại thì mới được hưởng các chính sách thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.