Thành lập công ty có cần bằng cấp, chứng chỉ hành nghề không?

Một trong những vấn đề lớn mà hầu hết rất nhiều chủ doanh nghiệp trong tương lai quan tâm đó là: Thành lập công ty có cần bằng cấp không? Chứng chỉ hành nghề nào? 

Mở công ty có cần bằng đại học không? Và nếu cần thì yêu cầu thành lập công ty có cần bằng cấp bao gồm những chứng chỉ hành nghề gì? 

Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên cũng như giúp bạn nắm vững hơn các quy định của việc thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.

Nếu bạn cũng đang quan tâm đến chủ đề “Thành lập công ty có cần bằng cấp không” thì hãy cùng Công ty TNHH Tư vấn kế toán Ánh Dương  tham khảo thông qua bài viết dưới đây nhé.

Thành lập công ty có cần bằng cấp không, chứng chỉ hành nghề không?

Nội dung

Tại Việt Nam pháp luật chia ra 02 nhóm ngành nghề kinh doanh để điều chỉnh và quản lý.

+ Đó là ngành nghề kinh doanh không có điều kiện và có điều kiện. Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì khi thành lập sẽ phải tuân thủ một vài điều kiện bắt buộc như vốn pháp định, chứng chỉ hành nghề, bằng cấp, ký quỹ ngân hàng,…

+  Đối với nhóm ngành nghề kinh doanh không có điều kiện chỉ cần đáp ứng đúng hồ sơ, thủ tục là đã có thể thành lập, nhà nước không đòi hỏi, bắt buộc tuân thủ các điều kiện kèm theo và cứ thế tiến hành hoạt động kinh doanh bình thường.

+ Ngoài ra nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện bao gồm các loại sau:

– Nhóm ngành nghề kinh doanh yêu cầu điều kiện về bằng cấp hoặc chứng chỉ hành nghề;

– Nhóm ngành kinh doanh cần điều kiện về vốn pháp định (vốn điều lệ tối thiểu);

– Nhóm ngành nghề kinh doanh yêu cầu các điều kiện khác.

Khi doanh nghiệp kinh doanh nhóm ngành nghề yêu cầu điều kiện thì khi đăng ký kinh doanh phải đáp ứng điều kiện đó. 

Ví dụ với ngành nghề yêu cầu vốn pháp định thì khi xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải đăng ký đủ số vốn theo quy định về vốn pháp định. Khi đăng ký ngành nghề môi giới bất động sản thì chỉ cần cung cấp các giấy tờ hồ sơ thành lập doanh nghiệp thông thường, tuy nhiên khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động cần cung cấp chứng chỉ môi giới bất động sản.

Như vậy, theo luật doanh nghiệp 2020 và các Nghị định hướng dẫn thi hành luật doanh nghiệp 2020 thì không có bất cứ quy định cụ thể về việc thành lập công ty cần có bằng cấp hay chứng chỉ. 

Tuy nhiên, căn cứ vào các ngành nghề hoạt động và quy định của pháp luật chuyên ngành với ngành nghề đó thì doanh nghiệp sẽ có những quy định riêng về việc người thành lập doanh nghiệp có phải cung cấp bằng cấp và chứng chỉ khi tiến hành hoạt động kinh doanh liên quan đến lĩnh vực có điều kiện đó.

Hồ sơ, thủ tục đăng ký thành lập công ty cụ thể gồm những giấy tờ gì?

Để biết được thành lập công ty kinh doanh cần những gì ? Mở công ty có cần bằng đại học không ? Thì đầu tiên chúng ta sẽ nghiên cứu xem thành lập công ty cần những hồ sơ gì?

Thành phần hồ sơ thành lập công ty theo quy định của Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22 Luật doanh nghiệp 2020 tùy vào loại hình doanh nghiệp thì hồ sơ thành lập công ty sẽ khác nhau, gồm những giấy tờ sau:

  1. Giấy đề nghị thành lập công ty theo mẫu của Sở Kế hoạch Tỉnh/Thành phố trực thuộc;
  2. Điều lệ công ty theo mẫu của Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh/Thành phố trực thuộc hoặc do doanh nghiệp tự chuẩn bị;
  3. Danh sách thành viên góp vốn đối với công ty TNHH hoặc Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty Cổ phần;
  4. Bản sao y công chứng 1 trong các giấy tờ sau CMND/hộ chiếu/CCCD đối với thành viên/cổ đông là cá nhân hoặc Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy phép kinh doanh đối với thành viên/cổ đông là tổ chức;
  5. Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ (Trong trường hợp nộp hồ sơ thủ tục thành lập công ty trực tiếp);
  6. Mục lục hồ sơ ghi theo thứ tự trên (Trong trường hợp nộp hồ sơ thủ tục thành lập công ty trực tiếp);
  7. Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng – thủ tục bắt buộc tại Sở kế hoạch đầu tư TPHCM);
  8. Giấy ủy quyền để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp (Trong trường hợp người nộp hồ sơ  thủ tục thành lập công ty không phải là thành viên/ cổ đông của công ty).

Như vậy, người thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị để thành lập công ty theo các giấy tờ trên và hoàn toàn không có giấy tờ nào cần cung cấp là bằng cấp hoặc chứng chỉ cả. 

Vậy chúng ta cùng tìm hiểu xem, thành lập công ty có cần bằng cấp không và thành lập công ty có cần chứng chỉ trong các trường hợp đặc biệt không nhé. Và trường hợp nào sẽ cần cung cấp bằng cấp và chứng chỉ cho cơ quan đăng ký kinh doanh nhé.  

Các nhóm ngành nghề kinh doanh khi thành lập công ty có yêu cầu bằng cấp và chứng chỉ hành nghề

Như đã đề cập trên, sẽ có những nhóm ngành và lĩnh vực yêu cầu chứng chỉ hành nghề và bằng cấp, doanh nghiệp mới có thể hoạt động. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu xem những nhóm ngành phổ biến nào yêu cầu chứng chỉ khi hoạt động nhé.

1. Kinh doanh ngành nghề môi giới bất động sản:

Theo quy định tại Điều 62 của Luật kinh doanh bất động sản năm 2014 thì các yêu cầu về chứng chỉ khi đăng ký ngành nghề kinh doanh này như sau: Khi hoạt động kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản thì tổ chức, cá nhân phải có tối thiểu 02 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản. 

Trong trường hợp là cá nhân vẫn có quyền hoạt động kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập nhưng yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản và đăng ký nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.

Ngoài điều kiện về chứng chỉ, hoạt động ngành nghề môi giới bất động sản thì tổ chức hoặc cá nhân đó phải đáp ứng các điều kiện về nhân sự và cơ sở vật chất để tránh tình trạng tự do mở của và hoạt động môi giới tài sản của khách hàng có giá trị cao.

2. Kinh doanh ngành nghề dịch vụ sàn giao dịch bất động sản:

Theo quy định tại Điều 69 của Luật kinh doanh bất động sản năm 2014 thì  các yêu cầu về chứng chỉ khi đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản như sau: Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ngành nghề dịch vụ sàn giao dịch bất động sản phải có ít nhất 02 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản; trong đó người quản lý và điều hành sàn giao dịch bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản. 

Sau khi thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo tới Sở xây dựng tỉnh trước để hoàn thành thủ tục của Sàn trước khi đi vào hoạt động. 

Ngoài các điều kiện về chứng chỉ, sàn giao dịch bất động sản còn phải đảm bảo yêu cầu về quy chế hoạt động, phải có tên, địa chỉ, cơ sở vật chất và kỹ thuật đáp ứng yêu cầu hoạt động theo quy định của pháp luật.

3. Kinh doanh dịch vụ kế toán:

Theo quy định tại Điều 60  Luật kế toán năm  2015 thì điều kiện về chứng chỉ của tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán như sau:

– Số lượng CCHN yêu cầu: 02 kế toán viên  hành nghề;

– Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc phải là người đứng chứng chỉ hành nghề.

Ngoài điều kiện về chứng chỉ hành nghề, doanh nghiệp hoạt động ngành nghề kế toán còn phải có các điều kiện khác như loại hình doanh nghiệp chỉ có thể là Doanh nghiệp tư nhân hoặc Công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc loại hình công ty hợp danh…

4. Kinh doanh dịch vụ kiểm toán:

Căn cứ vào Nghị định 84/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ về tiêu chuẩn, điều kiện đối với kiểm toán viên hành nghề, tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng và Nghị định 151/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018 về sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính thì điều kiện về chứng chỉ của Tổ chức kiểm toán được thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng phải có đủ các điều kiện như sau:

– Số lượng kiểm toán viên hành nghề ít nhất là 10 người;

– Giám đốc (Tổng Giám đốc) có tên trong danh sách kiểm toán viên đủ điều kiện hành nghề kiểm toán được thể hiện trong kỳ chấp thuận được Bộ Tài chính và được công khai tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán. Và phải có ít nhất 24 tháng hành nghề kiểm toán thực tế tại Việt Nam từ ngày được xác nhận đủ điều kiện hành nghề kiểm toán bởi cơ quan có thẩm quyền cho đến ngày nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán.

Ngoài điều kiện về chứng chỉ nêu trên thì tổ chức phải đáp ứng được điều kiện về vốn điều lệ phải từ 6 tỷ đồng trở lên và duy trì vốn chủ sở hữu không thấp hơn 6 tỷ đồng trên bảng cân đối kế toán; Tổ chức còn phải đã thực hiện phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính năm cho tối thiểu 200 đơn vị được kiểm toán bắt đầu tính từ 01/10 năm trước đến 30/09 năm nộp hồ sơ đăng ký.

5. Kinh doanh dịch vụ thẩm định giá:

Căn cứ pháp lý: Luật Giá 11/2012/QH13 ban hành ngày 20/06/2012 tại Điều 38, 39 Luật Giá 11/2012/QH13

Yêu cầu: người đại diện theo pháp luật, Giám đốc, Tổng Giám đốc, người góp vốn, kiểm toán viên phải là thẩm định viên về giá và có đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.

Trong doanh nghiệp có ít nhất 03 người có chứng chỉ hành nghề thẩm định giá, trong đó có tối thiểu 02 thành viên góp vốn có chứng chỉ hành nghề. Vốn góp của mỗi thành viên trong doanh nghiệp không được vượt mức quy định của pháp luật.

6. Kinh doanh dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình:

Điều kiện của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, kiểm định xây dựng:

(1) Có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc giám sát thi công xây dựng công trình, kiểm định xây dựng.

(2) Cá nhân tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, kiểm định xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với công việc thực hiện.

Chứng chỉ năng lực của tổ chức giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng:

(1) Hạng I: Có ít nhất 10 (mười) người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng, chủ trì kiểm định xây dựng hạng I phù hợp với lĩnh vực giám sát thi công xây dựng.

(2) Hạng II: Có ít nhất 10 (mười) người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng, chủ trì kiểm định xây dựng hạng II phù hợp với lĩnh vực giám sát thi công xây dựng.

(3) Hạng III: Có ít nhất 5 (năm) người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng hạng III phù hợp với lĩnh vực giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng.

Phạm vi hoạt động:

a) Hạng I: Được giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại;

b) Hạng II: Được giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng các công trình từ cấp II trở xuống cùng loại;

c) Hạng III: Được giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng các công trình từ cấp III trở xuống cùng loại.

Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập:

Cá nhân hành nghề độc lập thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, định giá xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:

(1) Có đăng ký hoạt động các lĩnh vực phù hợp với nội dung hành nghề;

(2) Có chứng chỉ hành nghề và năng lực phù hợp với công việc thực hiện.

Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng

(1) Các lĩnh vực cấp chứng chỉ giám sát thi công xây dựng:

a) Giám sát công tác xây dựng và hoàn thiện;

b) Giám sát công tác lắp đặt thiết bị công trình;

c) Giám sát công tác lắp đặt thiết bị công nghệ.

(2) Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng:

a) Hạng I: Đã trực tiếp giám sát thi công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 1 (một) công trình cấp I hoặc 2 (hai) công trình cấp II cùng loại;

b) Hạng II: Đã trực tiếp giám sát thi công hoặc chủ trì thiết kế, thi công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III cùng loại;

c) Hạng III: Đã trực tiếp tham gia giám sát thi công hoặc tham gia thiết kế, thẩm định thiết kế, thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp III hoặc 2 (hai) công trình cấp IV cùng loại.

Phạm vi hoạt động:

a) Hạng I: Được làm giám sát trưởng, trực tiếp giám sát thi công xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại được ghi trong chứng chỉ hành nghề;

b) Hạng II: Được làm giám sát trưởng, trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình từ cấp II trở xuống, tham gia giám sát một số phần việc của công trình cấp I cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề;

c) Hạng III: Được làm giám sát trưởng, trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình từ cấp III trở xuống, tham gia giám sát một số phần việc của công trình cấp II cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.

7. Kinh doanh dịch vụ khảo sát và xây dựng:

Điều kiện của cá nhân hành nghề độc lập:

Cá nhân hành nghề độc lập thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng công trình, định giá xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:

  1. Có đăng ký hoạt động các lĩnh vực phù hợp với nội dung hành nghề;
  2. Có chứng chỉ hành nghề và năng lực phù hợp với công việc thực hiện.

Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng:

(1) Các lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng gồm:

a) Khảo sát địa hình;

b) Khảo sát địa chất, địa chất thủy văn công trình.

(2) Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng phù hợp với loại hình khảo sát được quy định tại Điều 73 của Luật Xây dựng năm 2014 như sau:

a) Hạng I: Đã làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng chuyên ngành ít nhất 1 (một) dự án nhóm A hoặc 5 (năm) dự án nhóm B hoặc ít nhất 2 (hai) công trình cấp I hoặc 3 (ba) công trình cấp II cùng loại;

b) Hạng II: Đã làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng chuyên ngành ít nhất 2 (hai) dự án nhóm B hoặc 5 (năm) dự án nhóm C hoặc ít nhất 2 (hai) công trình cấp II hoặc 3 (ba) công trình cấp III cùng loại;

c) Hạng III: Đã tham gia khảo sát xây dựng chuyên ngành ít nhất 3 (ba) dự án nhóm C hoặc ít nhất 2 (hai) công trình cấp III hoặc 3 (ba) công trình cấp IV cùng loại.

Phạm vi hoạt động khảo sát xây dựng:

a) Hạng I: Được làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng tất cả các nhóm dự án, các cấp công trình cùng lĩnh vực và cùng loại công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề;

b) Hạng II: Được làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng dự án nhóm B, công trình cấp II trở xuống cùng lĩnh vực và cùng loại công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề;

c) Hạng III: Được làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng dự án nhóm C, công trình cấp III trở xuống cùng lĩnh vực và cùng loại công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.

Điều kiện của tổ chức khảo sát xây dựng:

  1. Có đủ năng lực khảo sát xây dựng.
  2. Mỗi nhiệm vụ khảo sát xây dựng phải có chủ nhiệm khảo sát xây dựng do nhà thầu khảo sát xây dựng chỉ định. Chủ nhiệm khảo sát xây dựng phải có đủ năng lực hành nghề khảo sát xây dựng và chứng chỉ hành nghề phù hợp. Cá nhân tham gia từng công việc khảo sát xây dựng phải có chuyên môn phù hợp với công việc được giao.
  3. Máy, thiết bị phục vụ khảo sát xây dựng phải đáp ứng yêu cầu về chất lượng, bảo đảm an toàn cho công tác khảo sát và bảo vệ môi trường.
  4. Phòng thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng phải đủ tiêu chuẩn theo quy định và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng công nhận.

Chứng chỉ năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng

Hạng I:

a) Có ít nhất 3 (ba) người có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng hạng I phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;

b) Có ít nhất 10 (mười) người trong hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức khảo sát xây dựng có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

c) Đã thực hiện khảo sát xây dựng ít nhất 1 (một) dự án nhóm A; 1 (một) công trình cấp I hoặc 2 (hai) dự án nhóm B hoặc 2 (hai) công trình cấp II trở lên cùng loại hình khảo sát.

Hạng II:

a) Có ít nhất 3 (ba) người có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng hạng II phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;

b) Có ít nhất 10 (mười) người trong hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức khảo sát xây dựng có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

c) Đã thực hiện khảo sát xây dựng ít nhất 1 (một) dự án nhóm B; 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) dự án nhóm C hoặc 2 (hai) công trình cấp III trở lên cùng loại hình khảo sát.

Hạng III:

a) Có ít nhất 3 (ba) người có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng hạng III phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;

b) Có ít nhất 5 (năm) người trong hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức khảo sát xây dựng có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

Phạm vi hoạt động:

a) Hạng I: Được thực hiện khảo sát xây dựng tất cả các dự án và cấp công trình cùng loại;

b) Hạng II: Được thực hiện khảo sát xây dựng dự án đến nhóm B, công trình đến cấp II cùng loại;

c) Hạng III: Được thực hiện khảo sát xây dựng dự án đến nhóm C, công trình đến cấp III cùng loại.

8. Kinh doanh dịch vụ kiểm định chất lượng công trình xây dựng

Điều kiện của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, kiểm định xây dựng:

– Có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc giám sát thi công xây dựng công trình, kiểm định xây dựng.

– Cá nhân tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, kiểm định xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với công việc thực hiện.

Chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng:

– Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng:

– Hạng I: Đã làm chủ trì kiểm định hoặc chủ trì thiết kế ít nhất 01 công trình cấp I hoặc 02 công trình cấp II cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;

– Hạng II: Đã làm chủ trì kiểm định hoặc chủ trì thiết kế ít nhất 01 công trình cấp II hoặc 02 công trình cấp III cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;

– Hạng III: Đã tham gia kiểm định hoặc tham gia thiết kế ít nhất 02 công trình cấp III hoặc 03 công trình cấp IV cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

Phạm vi hoạt động:

a) Hạng I: Được làm chủ trì kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, nguyên nhân sự cố, thời hạn sử dụng của bộ phận, công trình tất cả các cấp cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề; được làm chủ trì kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, sản phẩm xây dựng, cấu kiện xây dựng;

b) Hạng II: Được làm chủ trì kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, nguyên nhân sự cố, thời hạn sử dụng của bộ phận, công trình từ cấp II trở xuống cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề; được làm chủ trì kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, sản phẩm xây dựng, cấu kiện xây dựng;

c) Hạng III: Được làm chủ trì kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, nguyên nhân sự cố, thời hạn sử dụng của bộ phận, công trình cấp III, cấp IV cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề; được làm chủ trì kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, sản phẩm xây dựng, cấu kiện xây dựng.

Chứng chỉ năng lực của tổ chức kiểm định xây dựng

Hạng I:

a) Có ít nhất 10 người có chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng hạng I phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

b) Có ít nhất 15 người trong hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức kiểm định xây dựng công trình có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

c) Đã thực hiện kiểm định xây dựng ít nhất 01 công trình cấp I hoặc 02 công trình cấp II cùng loại.

Hạng II:

a) Có ít nhất 10 người có chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng hạng II phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

b) Có ít nhất 10 người trong hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức kiểm định xây dựng công trình có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

c) Đã thực hiện kiểm định xây dựng ít nhất 01 công trình cấp II hoặc 02 công trình cấp III cùng loại.

Hạng III:

a) Có ít nhất 05 người có chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng hạng III phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

b) Có ít nhất 05 người trong hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức kiểm định xây dựng công trình có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

Phạm vi hoạt động:

a) Hạng I: Được kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, nguyên nhân sự cố, thời hạn sử dụng của bộ phận, công trình tất cả các cấp cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ năng lực; được kiểm định chất lượng vật liệu, sản phẩm xây dựng, cấu kiện xây dựng;

b) Hạng II: Được kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, nguyên nhân sự cố, thời hạn sử dụng của bộ phận, công trình từ cấp II trở xuống cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ năng lực; được kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, sản phẩm xây dựng, cấu kiện xây dựng;

c) Hạng III: Được kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, nguyên nhân sự cố, thời hạn sử dụng của bộ phận, công trình cấp III, cấp IV cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ năng lực; được kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, sản phẩm xây dựng, cấu kiện xây dựng.

9. Kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp

– Số lượng CCHN yêu cầu: 01

– Người đứng chứng chỉ hành nghề (CCHN): Người đứng đầu tổ chức: giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân (trong trường hợp không có ủy quyền) Hoặc Cá nhân làm việc tại doanh ngiệp (trong trường hợp được người đứng đầu tổ chức ủy quyền.)

– Văn bản quy định: Khoản 3 Điều 154 Luật số 36/2009/QH12 của Quốc hội: Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Sở hữu trí tuệ, ngày 19/06/2009.

Dịch vụ thành lập công ty giá rẻ. Hỗ trợ doanh nghiệp tại Quận 12, Quận Gò Vấp

Kế Toán Ánh Dương mang đến dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp giá rẻ: Tư vấn mở công ty, hỗ trợ tư vấn các vấn đề về thuế kèm theo để doanh nghiệp an tâm vận hành.

DỊCH VỤ TƯ VẤN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP GIÁ RẺ:

Thành lập công ty có cần bằng cấp không

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI THÀNH LẬP CÔNG TY

Đăng ký thành lập công ty tại cơ quan nào?

Căn cứ theo nghị định 43/2010/NĐ-CP có quy định các loại cơ quan đăng ký kinh doanh bao gồm:

Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh).

Riêng ở các thành phố lớn: như Hà Nội, có thể thành lập doanh nghiệp thêm một hoặc hai cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và được đánh số theo thứ tự.

Ở cấp huyện: Thành lập Phòng Đăng ký kinh doanh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có số lượng hộ kinh doanh và hợp tác xã đăng ký thành lập mới hàng năm trung bình từ 500 trở lên trong hai năm gần nhất.

Tại sao phải thành lập công ty?

– Doanh nghiệp sẽ bảo vệ các chủ sở hữu thông qua hai lợi thế quan trọng là tính chịu trách nhiệm hữu hạn và tư cách pháp nhân.

– Giúp bạn tận dụng được các ưu đãi về thuế, điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.

– Khả năng huy động vốn và chuyển nhượng vốn sẽ dễ dàng hơn và linh hoạt hơn,…

– Khả năng tồn tại lâu dài của doanh nghiệp qua thời gian.

– Việc xây dựng doanh nghiệp với quy mô, hệ thống rõ ràng giúp việc quản lý sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn và uy tín trước các đối tác và khách hàng sẽ được nâng lên.

Sau khi thành lập công ty cần đóng những thuế gì?

– Thuế môn bài

– Thuế GTGT

– Thuế thu nhập doanh nghiệp

– Thuế thu nhập cá nhân

Trên đây là một số ngành nghề kinh doanh yêu cầu điều kiện về bằng cấp và chứng chỉ trước khi đi vào hoạt động.

Vì số lượng ngành nghề kinh doanh là nhiều vô kể và yêu cầu về điều kiện kinh doanh  là rất khác nhau và không thể liệt kê toàn bộ trong một bài viết.

Xem chi tiết: Danh sách các ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Vì vậy, nếu bạn đang dự tính thành lập công ty để kinh doanh ngành nghề cụ thể nào mà chưa biết khi thành lập công ty có cần bằng cấp  mở công ty có cần bằng đại học không? Hay thành lập công ty có cần chứng chỉ không và nếu không cần bằng cấp thì có cần điều kiện gì khác không?

Hãy liên hệ ngay với Kế Toán Ánh Dương của chúng tôi để được các chuyên viên hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!

0933.623.057