Các bước thành lập doanh nghiệp

Bài viết hôm nay Kế toán Ánh Dương sẽ chia sẻ các bước thành lập công ty một cách cụ thể và chi tiết nhất. Quy trình thành lập công ty là bước đầu tiên khởi điểm cho sự phát triển của doanh nghiệp sau này.

Các bước thành lập công ty

Hiện nay, với tốc độ phát triển kinh tế cũng như hội nhập Việt Nam đang là thị trường tiềm năng để khởi nghiệp. Chính vì vậy, các thủ tục hành chính, thành lập doanh nghiệp được tối giản hoá nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn thành các bước thành lập Công ty nhanh chóng.

Bài viết hôm nay Kế toán Ánh Dương sẽ chia sẻ các bước thành lập doanh nghiệp một cách cụ thể và chi tiết nhất. Quy trình thành lập doanh nghiệp là bước đầu tiên khởi điểm cho sự phát triển của doanh nghiệp sau này. Có 5 bước thành lập công ty:

Bước 1: Lựa chọn loại hình Công ty 

Nội dung

Việc đầu tiên cho quy trình thành lập Công ty là chủ sở hữu phải xác định được loại hình doanh nghiệp phù hợp với định hướng phát triển của Công ty. Theo Luật doanh nghiệp 2020, hiện có 5 loại hình Công ty cho khối doanh nghiệp tư nhân: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty cổ phần. Trong đó, chủ yếu có 3 loại hình mà các chủ doanh nghiệp hay lựa chọn: 

+ Công ty TNHH một thành viên: có 1 cá nhân làm chủ.

+ Công ty TNHH hai thành viên trở lên: có từ 2 thành viên đến 50 thành viên.

+ Công ty cổ phần: có từ 3 thành viên trở lên. 

Các yếu tố chủ chốt khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp cần xác định: pháp lý, thuế và cơ quan thuế, chuyển nhượng,… để có thể thu hút được vốn đầu tư. Nếu để đơn giản chủ doanh nghiệp có thể dựa vào số lượng thành viên tham gia thành lập. Một thành viên tham gia thì có thể chọn doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty TNHH một thành viên. 

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập Công ty 

Việc tiếp theo sau khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp cần xác định được tên Công ty, địa chỉ và nơi đặt trụ sở chính, vốn điều lệ, điều quan trọng là ngành nghề kinh doanh. Và khi chuẩn bị hồ sơ thành lập Công ty cần phải lưu ý một số điều như sau: 

  • Tên Công ty: không được trùng tên Công ty trên phạm vị đất nước Việt Nam. Với những công ty có tên giao dịch bằng tiếng Anh phải được dịch sát nghĩa tiếng Việt và tên viết tắt phải được lấy từ chữ cái đầu của tên tiếng Việt cũng như tiếng Anh. Kế toán Ánh Dương đã có bài giới thiệu về Cách đặt tên cho công ty, doanh nghiệp hay ý nghĩa. Xem thêm bài viết: Cách đặt tên cho công ty hay và nghĩa
  • Địa chỉ và nơi đặt trụ sở chính Công ty: với quy định của luật thì các công ty, doanh nghiệp không được đặt trụ sở tại chung cư hay nhà tập thể. Các trường hợp ngoại lệ phải có quyết định và giấy tờ chứng minh. Cụ thể bạn có thể xem là đường link: http://ketoananhduong.com/cach-dat-dia-chi-cong-ty/
  • Ngành nghề kinh doanh của Công ty: dựa vào sự lựa của doanh nghiệp khi lựa chọn dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói của Kế toán Ánh Dương, chúng tôi sẽ hoàn thiện hồ sơ, áp mã ngành nghề phù hợp và đưa ra tư vấn về ngành nghề tổng quát. Tránh những trường hợp thiếu sót không đáng có xảy ra. 
  • Vốn điều lệ Công ty: tuỳ vào ngành nghề, định hướng kinh doanh kế toán Ánh Dương sẽ tư vấn doanh nghiệp chọn mức vốn điều lệ phù hợp với định hướng phát triển, mức chịu trách nhiệm của chủ sở hữu.
  • Người đại diện theo pháp luật: tuỳ vào sự lựa chọn loại hình kinh doanh, lựa chọn chức danh, số người đại diện pháp luật cho phù hợp.

Có thể bạn quan tâm: Có cần chứng minh vốn điều lệ khi thành lập công ty hay không?

Hồ sơ chuẩn bị thành lập doanh nghiệp: 

  • Giấy đề nghị đăng ký Công ty, doanh nghiệp 
  • Bản sao chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu của các thành viên đối với công ty TNHH, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần 
  • Dự thảo Điều lệ công ty (tuỳ vào loại hình doanh nghiệp) 

Bước 3: Nộp hồ sơ

Xác định được các bước ban đầu, chuẩn bị các bước thành lập Công ty TNHH nói riêng và các loại hình doanh nghiệp nói chung. Chủ sở hữu hay người đại diện pháp luật nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh nơi đặt trụ sở Công ty.

Tuy nhiên, không nhất chủ doanh nghiệp người đại diện pháp nộp hồ sơ, có thể uỷ quyền cho người khác nộp thay và phải có giấy uỷ quyền hợp lệ theo Điều 9 – Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 

Thời gian hoàn trả hồ sơ: từ 03 – 05 ngày làm việc không kể thứ 7, chủ nhật Công ty sẽ nhận được Giấy phép đăng ký kinh doanh nếu giấy tờ hoàn toàn hợp lệ. Trong trường hợp giấy tờ có vấn đề, không hợp lệ sẽ được thông báo để hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện lại hồ sơ và nộp lại hồ sơ điều chỉnh. Và đương nhiên doanh nghiệp sẽ phải chờ thêm 03 ngày làm việc nữa sẽ được trả kết quả.

Vì vậy, để tránh những sai sót trong quá trình chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp, hãy liên hệ Kế toán Ánh Dương để có sự tư vấn chính xác nhất.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ Thành lập công ty. Chi tiết xem tại đây.

Bước 4: Khắc con dấu và công bố mẫu dấu 

Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp , đồng thời lúc này doanh nghiệp đã có mã số thuế thì doanh nghiệp có thể đi khắc dấu doanh nghiệp tại các cơ sở chuyên về khắc dấu. 

Khi nhận được con dấu, chủ doanh nghiệp cần phải thực hiện việc công bố mẫu con dấu của Công ty trên cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày công bố, mẫu dấu của Công ty sẽ được hiển thị trên cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tra cứu tại http://dangkykinhdoanh.gov.vn.

Bước 5: Hoàn thiện thủ tục pháp lý sau khi thành lập Công ty 

Với các doanh nghiệp không cần điều kiện kèm theo thì sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và con dấu thì có thể đưa Công ty đi vào hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, ngay sau khi có giấy phép đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải thực hiện:

  • Treo biển hiệu Công ty và bảng hiệu trước địa chỉ trụ sở chính của Công ty. Kích thước không bị quy định nhưng phải bao gồm rõ tên công ty, mã số thuế và địa chỉ.
  • Kê khai thuế ban đầu với chi cục thuế hoặc cục thuế quản lý. Hồ sơ bao gồm: Công văn đăng ký trích khấu tài sản cố định theo phương pháp – Đăng ký hình thức kế toán – Quyết định bổ nhiệm kế toán, giám đốc,… Mỗi chi cục thuế sẽ có biểu mẫu và yêu cầu khác nhau. 
  • Mở tài khoản Công ty qua ngân hàng. Với những hóa đơn trên 20 triệu thì bắt buộc Công ty phải chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng của Công ty, hoặc ngược lại không sử dụng hình thức tiền mặt. 
  • Kê khai tài khoản ngân hàng của Công ty với Sở Kế hoạch – Đầu tư. Công ty được quyền mở nhiều tài khoản ngân hàng nhưng chỉ những tài khoản kê khai với cơ quan chức năng mới được xem là hợp lệ 
  • Mua chữ ký số và đăng ký tài khoản trên hệ thống điện tử của Tổng cục thuế. Từ 2013 các doanh nghiệp bị bắt buộc phải kê khai thuế qua mạng trên trang điện tử của các cục thuế. 
  • Kê khai và nộp lệ phí môn bài 
  • Đăng ký và thông báo phát hành hoá đơn. Với những thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh từ 01/07/2020 các doanh nghiệp được khuyến khích sử dụng hoá đơn điện tử. 

Để có thể hỗ trợ tối đa và đơn giản các bước thành lập Công ty, Kế toán Ánh Dương có các hỗ trợ trọn gói thành lập công ty, kê khai và báo cáo thuế,… Liên hệ để chúng tôi có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp bạn phát triển.

Dịch vụ thành lập công ty giá rẻ. Hỗ trợ doanh nghiệp tại Quận 12, Quận Gò Vấp

Kế Toán Ánh Dương mang đến dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp giá rẻ: Tư vấn mở công ty, hỗ trợ tư vấn các vấn đề về thuế kèm theo để doanh nghiệp an tâm vận hành.

DỊCH VỤ TƯ VẤN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP GIÁ RẺ:

Thành lập công ty có cần bằng cấp không
0933.623.057